Không sử dụng c;á;n bộ không chuyên trách cấp xã sau sáp nhập: Chế độ nghỉ việc thế nào?

   

Không sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sau sáp nhập: Chế độ nghỉ việc thế nào? (Hình từ internet)

1. Không sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sau sáp nhập theo Kết luận 137

Ngày 28/3/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận 137-KL/TW về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. 

Theo đó, tại Kết luận 137-KL/TW Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, về biên chế đối với tổ chức chính quyền địa phương cấp xã, Bộ Chính trị và Ban Bí thư có ý kiến như sau: 

+ Chuyển biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

+ Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản theo đúng quy định. Sau khi chính quyền địa phương đi vào hoạt động, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức, viên chức cho địa phương.

Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không bố trí công tác theo quy định.

Như vậy, theo Kết luận 137, sẽ không sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sau sáp nhập.

2. Không sử dụng cán bộ không chuyên trách cấp xã sau sáp nhập: Chế độ nghỉ việc thế nào?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì một trong những đối tượng được hưởng chính sách về tinh giản biên chế có người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Theo đó, cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện tinh giản biên chế được hưởng chính sách tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, cụ thể: 

Đối tượng tinh giản biên chế là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp như sau:

+ Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên;

+ Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh không do bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.

Xem thêm: Bỏ cấp huyện: Cán bộ cấp xã phải có trình độ, được đãi ngộ xứng đáng

Bài viết “Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã” cùng các bài viết về chủ trương này đăng trên VietNamNet đã thu hút sự quan tâm góp ý của nhiều độc giả trên cả nước.

Nhiều độc giả gửi ý kiến cho rằng, trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã ở nhiều địa phương còn hạn chế, thiếu bằng cấp, kỹ năng tin học, ngoại ngữ… Tác phong làm việc, thái độ ứng xử và năng lực giải quyết thủ tục hành chính cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Độc giả Lê Hồng Minh nhìn nhận: “Bỏ cấp huyện là phù hợp. Sau khi bỏ cấp huyện, nên điều động cán bộ có trình độ về xã, phường. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở”.

Trình độ của cán bộ, công chức khi thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện là vấn đề đặt ra. Ảnh: Thạch Thảo

Tương tự, anh Tuấn Anh cho rằng, khi bỏ cấp huyện thì nhiều chức năng, nhiệm vụ của cấp huyện sẽ về xã.

“Thiết nghĩ, vấn đề con người vẫn là quan trọng nhất nên các nhà hoạch định chính sách cần hết sức lưu ý khi đưa ra giải pháp tổ chức, sắp xếp con người sau khi bỏ cấp huyện”, anh Tuấn Anh cho hay.

Tuy nhiên, anh Nguyễn Ngọc Hứa lại có cái nhìn khác. Với kinh nghiệm làm lãnh đạo cấp xã, anh tin tưởng vào năng lực của cán bộ cấp xã, nếu được phân quyền hợp lý. “Cán bộ cấp xã không những làm được mà còn “làm trúng” vì “trong phạm vi xã thì cái gì mà cán bộ xã không biết!”, anh Hứa nêu quan điểm.

Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã theo khung năng lực từ đại học trở lên, trừ trường hợp luật hoặc điều lệ của tổ chức có quy định khác và nhiệm vụ theo bản mô tả công việc của từng chức vụ, chức danh (vị trí việc làm).

Nghị định số 33/2023 về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố

Anh Hoàng Thế, người từng giữ chức vụ trưởng phòng chuyên môn cấp huyện 17 năm ủng hộ chủ trương bỏ cấp huyện. Anh thẳng thắn nhìn nhận, cấp huyện chỉ đóng vai trò trung chuyển, gây trì trệ công việc. Anh đề xuất sáp nhập nhiều xã thành một, giảm thiểu chi phí cho bộ máy hành chính.

“Việc trình qua nhiều cấp lòng vòng, trì trệ, mất thời gian, làm chậm tiến độ thực hiện công việc. Cho nên, tôi đồng tình với chủ trương xóa bỏ cấp huyện và sáp nhập cấp tỉnh càng sớm càng tốt; đồng thời sáp nhập nhiều xã thành 1 xã. Mỗi xã, phường nên có ít nhất 15 – 20 nghìn dân trở lên, diện tích từ hàng trăm km2 trở lên để giảm chi phí ngân sách chi trả tiền lương cho bộ máy”, anh Hoàng Thế nói.

Để nâng cao trình độ cán bộ cấp xã, anh Phạm Tiến Thành đưa ra ý kiến: “Cần nâng cao tiêu chuẩn thi tuyển công chức cấp xã, yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức. Nên tổ chức thi tuyển chéo vùng miền để đảm bảo tính khách quan”.

Một nỗi lo được nhiều người đặt ra trong quá trình sắp xếp lại bộ máy, đó là làm sao để giữ chân được người có năng lực thực sự.

“Chế độ đãi ngộ chỉ là một yếu tố, nhưng nếu môi trường làm việc không tốt thì nhiều người giỏi sẽ nghỉ để chuyển sang lĩnh vực tư”, một độc giả cảnh báo. 

Trong đợt sắp xếp này, nếu khối lượng công việc nhiều gấp đôi, gấp ba nhưng chế độ lương bổng không đảm bảo cuộc sống thì nhiều người sẽ xin nghỉ.

Về chế độ đãi ngộ, anh Nguyễn Đức Vinh đề xuất cần có sự tương xứng giữa khối lượng công việc và mức lương, đồng thời áp dụng cơ chế đánh giá năng lực minh bạch. Anh kỳ vọng về một hệ thống hành chính hiệu quả, không còn phân biệt cấp bậc”.

Giai đoạn sau năm 2023, cả nước cần có 228.620 cán bộ, công chức cấp xã 

Hiện cấp xã có 6 chức danh công chức: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; Văn phòng – thống kê; Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính – kế toán; Tư pháp – hộ tịch; Văn hóa – xã hội.

Cán bộ cấp xã gồm có: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Bí thư Đoàn; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. 

Nguồn: https://vietnamnet.vn/bo-cap-huyen-can-bo-cap-xa-phai-co-trinh-do-duoc-dai-ngo-xung-dang-2383225.html

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/82425/khong-su-dung-can-bo-khong-chuyen-trach-cap-xa-sau-sap-nhap-che-do-nghi-viec-the-nao